In lưới là một trong những phương pháp in ấn có lịch sử lâu đời với những phương pháp in ấn trên giấy, trên kính, in lưới trên thủy tinh, in lưới trên nhựa hay in lưới trên kim loại,… Để có một bản in lưới đẹp và chất lượng thì không thể thiết kỹ năng pha trộn màu thích hợp nhất. Vậy để biết cách pha chế mực in lưới trong in ấn như thế nào, các bạn hãy tham khảo ngay bài viết này nhé!
Các hình thức tạo màu in lưới
Các hình thức tạo màu được gọi theo thuật ngữ khoa học là những hình thức tổng hợp màu xanh. Chúng có hai phương pháp tổng màu là: tổng hợp màu cộng và tổng hợp màu trừ.
Trong tổng hợp màu cộng, chúng ta nhận được màu mới khi pha trộn các ánh sáng có màu. Ví dụ như, khi chiếu ánh sáng lục và ánh sáng đỏ lên một tấm phông chúng ta sẽ nhận được màu trắng. Ở góc độ khác, ta cũng nhận được màu mới nhưng bằng cách pha trộn các vật thể có màu. Đây chính là phương pháp tổng hợp màu trừ. Ví dụ như khi đặt một tấm kính đỏ lên một tấm kính màu lục sẽ nhận được màu xám. Kết quả cũng tương tự khi pha trộn mực hay khi in chồng màu với nhau.
Như vậy, 2 phương pháp tổng hợp màu nói trên hoàn toàn khác nhau và không nên lẫn lộn. Theo chiều quy định trên vòng tròn, nếu pha hai màu cách xa nhau (màu bù) thì sẽ có một màu tối, nếu pha hai màu gần nhau sẽ cho một màu sáng, trong.
Cách pha chế mực in lưới
Theo lý thuyết thì khi pha 2 màu bù với nhau sẽ cho màu đen theo tổng hợp trừ. Còn trên thực tế nó lại cho màu xám.
Pha màu là một kỹ thuật được đánh giá bằng mắt, nhưng để giúp đỡ những người mới vào nghề, chúng tôi có thể chia sẻ với bạn một số quy tắc tổng hợp như sau:
- Hai màu bù sẽ nằm ở 2 cực đối diện trên vòng tròn màu, nghĩa là đối nhau 1800. Tất cả các màu khác sẽ cách nhau một góc nhỏ hơn. Một màu được pha bằng 2 màu khác nhau trên vòng tròn màu sẽ càng đen (tối) khi 2 màu này càng cách xa nhau (trên vòng tròn). Ngược lại thì màu pha sẽ càng trong sáng nếu hai màu hợp thành càng nằm gần nhau trên vòng tròn màu lam đỏ nhạt và màu vàng đỏ nhạt nằm cách nhau 1600 trên vòng màu nên khi pha chung sẽ cho màu lục nâu. Trong khi đó, nếu pha hai màu lam lục và vàng nâu chỉ các nhau 800 thì ta sẽ có màu lục tươi trong. Hai màu đỏ và vàng lục sẽ cho màu cam nâu, trong khi đó đỏ vàng và lam lục lại cho tím nâu.
Muốn pha ra màu xám, ta có thể pha một ít đen với một trong các màu của vòng màu. Như vậy, mực đen được dùng gia thế vào các màu khác để tăng độ đậm. Còng trong kỹ thuật chồng màu thì để có màu đen, chúng ta phải chồng các màu lên nhau để chúng hấp thụ hết ánh sáng chiếu vào.
- Khi cần làm tối màu, chúng ta không thể không pha thêm màu đen. Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận vì chỉ cần một lượng rất ít mực đen là đủ làm tối màu rồi. Trái lại, khi cần làm sáng màu thì cần pha lạt mực đậm.
- Khi pha các màu đậm lại với nhau, chúng ta sẽ được màu đậm hơn và có chiều sâu hơn. Còn khi pha các màu lạt với nhau ra được màu trong và sáng.
- Khi pha 2 màu có liều lượng bằng nhau, không hẳn ta sẽ được một màu nằm “ở giữa” hai màu nọ. Màu nào đậm hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn. Chỉ cần một ít lam cho màu vàng cũng sẽ đủ ra màu lục hay một ít đỏ cho màu vàng cũng đủ ra màu cam. Ít lam cho đỏ cũng đủ để ra tím. Khi pha mực, nên cho dần mực đậm vào mực lạt.
- Khi pha các loại mực trắng vào mực màu ta sẽ nhận được các màu sắc thái khác nhau của màu đỏ này. Nếu pha mực trắng trong thì sẽ được sắc thái sáng trong, còn trắng đục dùng để pha màu phủ.
- Mực in bao giờ cũng tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật như độ trong, đậm đặc, độ khô hay độ bền ánh sáng,… khi pha mực thì tính chất kỹ thuật của mực pha sẽ giảm đi. Vì thế nên hạn chế pha màu và tốt nhất nên gửi mẫu màu đến cơ sở sản xuất mực để chế sẵn.
Trên đây là một số quy tắc về cách pha chế mực in lưới giúp tái hiện một cách chính xác màu sắc trong thực tế. Hiện nay, In Bảo Đức là một trong những đơn vị sử dụng công nghệ in lưới ưu việt và tiên tiến nhất. Tại đây, quý khách có thể được tư vấn miễn phí in lọ nhựa, in lọ thuỷ tinh, in trên chai thuỷ tinh, in hũ thuỷ tinh, in tuýp mỹ phẩm, in cốc thuỷ tinh…
Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn.
Nguồn: Sưu tầm.