In ống đồng là gì và tìm hiểu về phương pháp chuyên nghiệp nhất hiện nay

Kỹ thuật in ống đồng được xem là phươpng pháp in hiện đại có thể in trên mọi vật liệu màng, tráng ghép phức hợp, cung cấp đến quý khách hàng những sản phẩm cao cấp.

In ống đồng là gì?

In ống đồng là gì? In ống đồng hay còn gọi là in lõm là một kỹ thuật in ấn sử dụng một trục in được mạ đồng dày khoảng 10 microns, các phần tử in như hình ảnh và chữ viết,… được khắc sâu và nằm dưới bề mặt trục in ống đồng, phần tử không in nằm trên bề mặt trục in và hầu hết phương pháp in ống đồng này được in chủ yếu ở dạng cuộn.

in-ong-dong-la-gi-va-tim-hieu-ve-phuong-phap-chuyen-nghiep-nhat-hien-nay-2

Nguyên lý hoạt động của máy in ống đồng

Công nghệ in ống đồng có nguyên lý hoạt động như sau:

  • Quá trình in ấn bắt đầu khi trục in được nhúng vào máng mực, khi đó mực sẽ thấm vào bề mặt khuôn in và nhất là thấm vào các phần tử lõm trên bề mặt khuôn.
  • Tại đây, những chỗ có mực thừa sẽ được hệ thống dùng dao gạc mực gạc bỏ đi chỉ chừa lại phần mực trong những phần tử lõm trên khuôn.
  • Mực ở những phần lõm này được truyền vào các vật liệu nhờ những áp lực in cao và chúng sẽ bám vào vật liệu, sau đó được sấy để tạo nên một bản in hoàn chỉnh.

in-ong-dong-la-gi-va-tim-hieu-ve-phuong-phap-chuyen-nghiep-nhat-hien-nay-1

Cấu tạo của khuôn in trong máy in ống đồng

Cấu tạo của khuôn in trong máy in ống đồng bao gồm:

  • Thông thường khuôn in này sẽ có dạng trục kim loại, được làm bằng thép và bề mặt thường được mạ một lớp đồng mỏng và những phẩn tử cần in sẽ được khắc lên bề mặt lớp đồng nàu này nhờ axit hay nhờ một bộ máy khắc.
  • Cuối cùng bề mặt của lốp đồng sẽ được mạ một lớp crôm mỏng để bảo vệ nên kiểu in này chúng còn có tên là phương pháp on crôm.
  • Phương pháp in này rất tiện lợi nếu bạn muốn phục chế hay in tái bản khi cần chỉ cần bảo quản tốt và độ chính xác của những lần in tái bản cũng là. 

Quy trình in ống đồng

  • Quy trình in ống đồng bao gồm 6 bước nối tiếp nhau bao gồm: Thiết kế mẫu – Chế tạo bản in – Bố trí khuôn in – In hình ảnh – Làm khuôn bế tạo hình cho bao bì – Gia công tờ in thành sản phẩm. Cần phải tuân thủ kỹ thuật in ống đồng một cách nghiêm ngặt thì mới đảm bảo được chất lượng của sản phẩm rất cao.

Cụ thể quy trình công nghệ in ống đồng như sau:

Bước 1: Thiết kế mẫu

Thông thường các mẫu bao bì sẽ được thiết kế trên máy tính trong không gian 3 chiều, sau đó sẽ dựa vào các mẫu bao bì mà tạo ra các hình ảnh/ chữ bắt mắt và gây ấn tượng phù hợp với sản phẩm.

Bước 2: Chế tạo bản in

Tạo ra các hình ảnh hay các phần tử in trên ống đồng (khắc lõm) làm bản in ống đồng.

Bước 3: Bố trí khuôn in

Tiếp đó, sắp xếp các vật liệu in trên các khuôn in ống đồng sao cho tối ưu nhất để tiết kiệm chi hí sản xuất cũng như in ống đồng giá rẻ nhất.

Bước 4: In hình ảnh

Vận hành máy và thực hiện in các hình ảnh của hộp lên vật liệu in như giấy, nhựa mỏng hay kim loại,… dựa trên các nguyên lý in ống đồng. Lưu ý nên in các sản phẩm trước và đánh giá xem xét xem chúng có đạt các chỉ tiêu và yêu cầu đề ra không rồi mới tiếp tục cho in hàng loạt.

in-ong-dong-la-gi-va-tim-hieu-ve-phuong-phap-chuyen-nghiep-nhat-hien-nay-4

Bước 5: Làm khuôn bế tạo hình cho bao bì

Gắn các dao cắt đứt, dao tạo rãnh (tạo gân) trên một tấm gỗ để tạo ra khuôn bế, cắt và tạo gan tờ in theo hình dạng thiết kế (đối với hộp) hoặc cắt sản phẩm là quá trình cắt tờ in thành các nhãn riêng biệt để sử dụng (đối với nhãn hàng).

Bước 6: Gia công tờ in thành sản phẩm

Dán mép dọc của hộp và loại bỏ phần thừa bị lỗi hoặc gắn quai để tạo thành bao bì hoàn chỉnh. Người ta thường sử dụng công nghệ in này để in kẹp file, in bao nhựa,…

Như vậy, với những chia sẻ về những thông tin cơ bản của kỹ thuật in ống đồng, hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!