Bạn thường nghe thuật ngữ in offset, vậy có bao giờ bạn thắc mắc nó là gì? Kỹ thuật in ấn phổ biến này có quy trình ra sao. Hôm nay cùng In Bảo Đức tìm hiểu & giải đáp toàn bộ thắc mắc nhé!
Kỹ thuật in offset
In offset là kỹ thuật in ấn mà sử dụng những tấm cao su để dính mực các hình ảnh và ép lên đó trước, rồi mới tiến hành in từ tấm cao su này lên bề mặt sản phẩm cần in. Tấm cao su còn được gọi là tấm offset. Với kỹ thuật in thông qua tấm offset sẽ giúp cho bề mặt in vừa rõ nét, vừa không bị lem hay nhòe mực.
Quy trình in offset
Khác với các kỹ thuật in khác, in offset hoạt động theo phương thức gián tiếp, tức là sử dụng một bản in làm trung gian. Vì thế, ngoài các giai đoạn khác, kỹ thuật in này còn cần có một bước truyền mực từ khuôn lên tấm offset. Cụ thể diễn ra theo các bước sau:
– Bước 1: Thiết kế bản in
Đây là bước đầu tiên nhưng cực kì quan trọng. Vì thiết kế file bản in càng chuẩn thì việc chế tạo bản in thật cũng càng chính xác. Nói nôm na, đây là bước tạo ra đối tượng cần in, đối tượng này càng gần với yêu cầu thực tế (cả về nội dung lẫn hình thức) càng tốt.
– Bước 2: Outfilm
Bản file thiết kế hoàn chỉnh sẽ chuyển sang giai đoạn output film hay còn gọi là xuất bản film. Các bản in có hình ảnh sẽ yêu cầu cần có 4 tấm film với 4 màu cơ bản của hệ màu chuẩn CMYK. Trong đó, C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). Các màu khác đều có thể được tạo ra nhờ kết hợp các màu tiêu chuẩn này bằng một tỉ lệ nhất định.
Bước 3: Phơi kẽm
Ở bước này, 4 tấm phim trên sẽ lần lượt được phơi (chụp lại hình ảnh) lên các tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm chuyên dụng để chuẩn bị cho bước quan trọng khác là in offset.
Bước 4: In offset
Từng kẽm màu sẽ được lắp lên máy in offset. Màu mực tương ứng với màu phơi kẽm cũng được cho vào máy in, sau đó được dập xuống giấy in. Khi hoàn thành xong một kẽm màu, người in sẽ vệ sinh sạch sẽ phần mực cũ và tiếp tục quy trình bơm mực mới cho kẽm màu tiếp theo.
Bản in cuối là bản được kết hợp tất cả các bản màu được dập chồng lên nhau. Dù vậy, để có bản in hoàn chỉnh và màu sắc đạt yêu cầu, cần phải in một hoặc một vài bản nháp trước để đo lường và tính toán tỉ lệ màu cẩn thận.
Bước 5: Gia công sau in
Gia công sau in có thể chia làm hai loại. Gia công cán mờ và gia công cán bóng. Nếu cán mờ cho ra bề mặt sản phẩm có độ mịn màng, bắt mắt thì cán bóng sẽ làm cho bề mặt bóng và sắc nét, trông như có lớp ni lông mỏng bọc qua.
Tùy theo yêu cầu của khách hàng, sản phẩm sẽ được lựa chọn bước gia công sau in phù hợp.
Liên hệ in chai thuỷ tinh giá rẻ, in chai lọ nhựa tại In Bảo Đức – Đơn vị in công nghiệp hàng đầu Hà Nội.
In Bảo Đức: Trọn chữ tín – Vẹn chữ tâm
Địa chỉ: Thôn 2 – Song Phương – Hoài Đức – Hà Nội
Hotline: 037.853.3139
Email: inbaoduc.vn@gmail.com
Website: inbaoduc.vn
Nguồn: Sưu tầm.