Ép kim và ép nhũ có gì khác nhau?

Hai kỹ thuật in ép kim và ép nhũ có gì khác nhau? Và chúng được ứng dụng thế nào trong in ấn? Mời bạn đọc bài viết sau.

Ép kim là gì?

Kỹ thuật ép kim là dùng lực ép cùng với nhiệt độ để ép một lớp kim loại lên bề mặt vật dụng (da, giấy, bìa…). Để thực hiện kỹ thuật này cần có khuôn để ép, thường sử dụng nhất là khuôn kẽm và khuôn đồng.

Mỗi loại khuôn có đặc trưng và ưu điểm khác nhau. Nếu như khuôn kẽm được sử dụng rộng rãi hơn vì tính kinh tế và tiện lợi thì khuôn đồng tuy giá thành cao nhưng chất lượng lớp kim được ép ra đẹp, có chất lượng cao hơn, độ chính xác cao và tuổi thọ cũng lâu hơn.

Có nhiều kiểu ép kim như:

  • Ép kim toàn bộ nội dung (gồm chữ, hình ảnh hoặc cả chữ lẫn hình ảnh),
  • Dập nổi/ chìm
  • Phủ UV
  • Bồi thêm 3D.

ep-kim-va-ep-nhu-co-gi-khac-nhau-1

In nhũ là gì?

In nhũ là kỹ thuật được thực hiện sau bước gia công in. Không cần dùng khuôn như ép kim, in nhũ chỉ cần mực nhũ và máy in, thực hiện như in offset một lớp kim loại mỏng (màng nhôm) để tạo ra những màu sắc gần với yêu cầu nhất. Những màu thường sử dụng để in nhũ như gold, silver, tím, trắng, xanh.

ep-kim-va-ep-nhu-co-gi-khac-nhau-2

Kỹ thuật ép kim và in nhũ khác nhau như thế nào?

Là những kỹ thuật hiện đại mà ngành công nghiệp in ấn hiện nay vẫn đang sử dụng, ép kim và in nhũ lại có bề ngoài dễ gây nhầm lẫn với một số người không chuyên vì chúng đều tạo ra màu sắc phản quang. Tuy vậy, chúng có những đặc điểm khác nhau cơ bản:

– Nguyên liệu chủ yếu là màu nhũ – Không cần máy benz nhiệt

– Nguyên liệu sử dụng màu UV

Chất lượng – Chất lượng sản phẩm tốt hơn.

– Đường nét và họa tiết ép kim có độ lún sâu vừa phải, độ chính xác cao, sắc nét hơn., trông chuyên nghiệp và đẳng cấp hơn.

– Độ bền cao hơn

– Màu sắc chân thật, sang hơn và đẹp và đều màu hơn.

– Ít bị bong tróc do độ bám dính của ép kim cao hơn. – Chất lượng không cao như ép kim.

– Lớp kim loại in nhũ dễ bong tróc hơn vì độ bám dính không cao.

Thời gian in Lâu hơn: Vì ép kim cần phải làm khuôn ép. Để việc in được chính xác, khuôn còn cần phải được thử trước khi in –> thích hợp với nhu cầu in chất lượng, không đòi hỏi gấp gáp về thời gian. Nhanh hơn: vì không cần khuôn ép, chỉ cần máy in nhũ và mực nhũ –> thích hợp với nhu cầu in nhanh, in gấp của khách hàng.

ep-kim-va-ep-nhu-co-gi-khac-nhau-3

Một số ứng dụng của kỹ thuật ép kim và in nhũ

Những sản phẩm phù hợp kỹ thuật ép kim thường ít chi tiết hoặc có chi tiết đặc biệt muốn làm nổi bật. Những sản phẩm có thiết kế đơn giản kết hợp với ép kim sẽ tạo nên điểm nhấn và thu hút ánh nhìn, sự tập trung của người xem hơn. Ngoài ra, sản phẩm với số lượng ít hoặc vừa phải cũng phù hợp với loại công nghệ ép kim này.

  • Name card: Kích thước nhỏ, không những phù hợp với công nghệ ép kim mà còn mang lại một name card chuyên nghiệp cho người sử dụng.
  • Thiệp cưới: là một trong những sản phẩm sử dụng công nghệ ép kim nhiều nhất, các họa tiết với tùng thiết kế thiệp cưới khác nhau tạo nên một phong cách khác nhau mà vẫn đảm bảo sự sang trọng, đẳng cấp. Ngoài ra, kết hợp ép kim và dập nổi, dập chìm cũng tạo nên một phong cách không lẫn vào đâu được.
  • Bìa menu: Một số bìa menu có chi tiết ép kim tạo nên sự ấn tượng ban đầu cho người xem, quyết định tâm trạng, sự vui thích và hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ mà cửa hàng/ shop mang đến.
  • Catalogue: Một số trang trong catalogue cũng thường được ép kim vài chi tiết để gây ấn tượng hoặc nhấn mạnh thông tin.

Một số sản phẩm thông dụng in ép kim nhũ. Những sản phẩm phù hợp với in nhũ thường có số lượng nhiều và không đòi hỏi sự sang trọng ở mức độ khắt khe mà chỉ tập trung vào làm nổi bật sản phẩm cũng như chi phí tốt.

  • Brochure
  • Túi giấy
  • Lịch
  • Name card
  • Bao bì
  • Tem

(Sưu tầm)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!