Tìm hiểu ngay 7 công nghệ in ấn hiện nay được sử dụng phổ biến nhất

Ngành in ấn ngày càng quan trọng trong đời sống con người. Vậy các nhà máy thường sử dụng công nghệ in gì? Những công nghệ in ấn đó có đặc điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Công nghệ in offset

Là công nghệ in ấn hiện đại nhất và phổ biến nhất hiện này. Trong kỹ thuật in offset; phần tử in được hiển thị trên ống bản kẽm, trong đó các phần tử in bắt mực và phần tử không in bắt nước. Sau đó, ống bản kẽm này ép hình ảnh, chữ đã dính mực in được ép lên các tấm cao su (hay còn được gọi là các tấm offset) trước rồi ép từ tấm cao su này lên giấy in.

cong-nghe-in-offset

Cấu tạo máy in offset:

Một máy in offset bao gồm các bộ phận: Ống bản (bản kẽm), Trục cao su, Bộ phận nạp giấy, Bộ phận cấp mực, Bộ phận cấp ẩm, Bộ phận trung chuyển, Bộ phận ra giấy.

Ưu điểm công nghệ in offset:

In offset là công nghệ in ấn hiện đại nhất và được sử dụng rộng dãi nhất hiện nay trong việc in ấn thương mại.

  • Chất lượng hình ảnh sắc nét và sạch sẽ
  • Khả năng ứng dụng trên nhiều chất liệu in và bề mặt
  • Chế tạo bản in dễ dàng và nhanh hơn với sự hỗ trợ của máy tính
  • Các bản in có tuổi thọ lấu hơn vì không trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.
  • Chi phí số lượng lớn rẻ.
  • Công suất đáp ứng số lượng lớn nhanh.

Công nghệ in flexo

In flexo (Flexography) là công nghệ in có bản in nổi được tạo bằng cao su hoặc nhựa polyme. Các bản in được tạo ra bằng phương pháp kỹ thuật số hoặc analog. Các phần từ cần in có bề mặt nổi cao hơn các phần tử không in trên bản in. Mực được chuyển từ khay mực sang một trục quay tròn được nhúng một phần trong khay mực. Trục này quay tròn và tiếp xúc với một trục anilox có khả năng giữ một lượng mực cụ thể vì nó chứa hàng ngàn giếng nhỏ.

Cong-Nghe-In-Flexo

Trục anilox quay tròn tiếp xúc với tầm bản in với độ dày mực đồng đều và nhanh chóng. Bản in quay quanh trục tròn tiếp xúc với bề mặt cần in để cho ra hình ảnh cần in. Hình ảnh trên khuôn in là ngược chiều. Để đảm bảo lượng mực vừa đủ, không quá nhiều trên bản in; Một thanh gạt mực được sử dụng để gạt mực thừa trên trục anilox trước khi trục anilox tiếp xúc với bản in. Để ép bề mặt tiếp xúc đều với bản in. một trục ép bằng cao su ép bề mặt cần in vào bản in.

In flexo thường được ứng dụng in trên nhiều bề mặt vật liệu khác như: nhựa, giấy bạc, film, tem nhãn, thùng carton bao bì, in cốc và đặc biệt là các sản phẩm in dạng cuộn.

Nhược điểm của công nghệ in flexo

Là công nghệ đã lẫu đời. In flexo có một số hạn chế.

  • Bề mặt in bị lem hoặc dính mực không đều do nhiệt độ trên trục không ổn định
  • Bề mặt in bị lem mực do các thanh gạt không gạt hết mực.
  • Thải nhiều độc hại ra môi trường
  • Giá thành bản in thường cao
  • Chỉ phù hợp in số lượng lớn

Công nghệ in ống đồng

In ống đồng hay còn gọi là kỹ thuật in lõm. Cấu tạo gồm một trục đồng có bề mặt khắc các phần tử in lõm xuống, các phần tử không in nồi lên. Một bộ phận cấp mực trên bề mặt trục đồng, các hạt mực sẽ được chứa trong các lỗ lõm. Để tránh mực trên bề mặt nồi, sẽ có một gạt mực làm sạch mực thừa. Trục đồng này ép trực tiếp lên bề mặt cần in để tạo ra hình ảnh.

Máy-in-ống-đồng

Ưu nhược điểm của in ống đồng

Mặc dù không phải quy trình in phổ biến ngày nay, nhưng in ống đồng vẫn được sử dụng trong in bao bì, in trên màng mỏng như plyester, OPP, nylon và Pe có nhiều độ dày khác nhau.

Ưu điểm:

  • In khối lượng lớn mà không giảm chất lượng in
  • Cho chất lượng hình ảnh tốt
  • In số lượng lớn có chi phí thấp cho mỗi đơn vị sản phẩm

Nhược điểm:

  • Chi phí ban đầu cao do việc tạo bản in chi phí cao
  • Thời gian tạo bản đồng để in lâu
  • Chữ và đường bị vỡ thành ảnh

Công nghệ in kỹ thuật số

In kỹ thuật số là phương pháp in ấn hiện đại áp dụng công nghệ kỹ thuật số máy tính vào in ấn. Hình ảnh từ file thiết kế được máy tính phân tích, tự động pha mực và đầu phun của máy in phun mực ngay lập tức trực tiếp tư lên bề mặt cần in.

in-kts

Ưu và nhược điểm của in kỹ thuật số

Ưu điểm:

  • In ấn ngay tại nhà hoặc văn phòng.
  • Phù hợp với in card visit, in phong bì, tiêu đề thư số lượng ít.
  • Phù hợp để in dữ liệu biến đổi.
  • Phù hợp in ảnh.
  • In theo yêu cầu riêng cho cá nhân như ảnh cưới.
  • In bạt, in banner quảng cáo, băng rôn khẩu hiệu, biểu ngữ ngoài trời…
  • In được trên nhiều bề mặt và độ dày của chất liệu.
  • Chi phí in rẻ hơn khi in số lượng ít.

Nhược điểm:

  • Tốc độ chậm hơn in offset
  • Không phù hợp để in số lượng lớn catalogue, phong bì, sách, báo…
  • Chất lượng hình ảnh không sắc nét bằng kỹ thuật in offset

Công nghệ in lụa (In lưới)

In lụa (ngày nay gọi là in lưới) dựa trên nguyên lý chỉ một phần mực được thấm qua lưới in và dính trên bề mặt in. Bởi trước đó một số mắt lưới khác đã bị bị kín bởi hóa chất chuyên dùng. In lưới có vài dạng như: in lưới trên bàn thủ công, in lưới bằng máy cơ khí, in lưới bằng máy in tự động. In lụa gồm những công đoạn: làm khuôn in, chế tạo bản in, dao gạt, pha chế chất tạo màu, hồ in và in.

4.-Lưới-in-lụa-là-gì.1

Ứng dụng của in lụa

  • In được trên mọi vật liệu chỉ cần có mực in phù hợp
  • In được trên các sản phẩm đã gia công hoàn thiện: như in lịch phôi sẵn, in cốc, in bóng bay,
  • In lụa thường có tốc độ chậm
  • Sau khi in phải phơi, là, sấy để khô mực và hồ in.

Công nghệ in typo

In typo là kỹ thuật in lâu đời nhất, ngày nay hầu như đã bỏ loại hình in này. Từng con chữ riêng rẽ được đúc bằng hợp kim và kết nối với nhau tạo thành từng chữ, từng dòng chữ.

hathanh-ky-thuat-in-typo

Công nghệ in laser

Là kỹ thuật in dựa trên nguyên lý tĩnh điện gián tiếp, Phần quan trọng nhất của máy in laser là trống cảm quang được phủ một lớp film hợp chất selen nhạy sáng có đặc điểm là trong bóng tối nó có điện trở rất cao và hoạt động như một tụ điện. Trống được tích điện cao thế khi lăn qua cây tích điện.

Nguyên lý hoạt động

Tia laser được quét lên trống cảm quang qua gương đa giác quay liên tục. Tia laser lần lượt quét lên bề mặt trống. cường độ tia laser mạnh yếu tùy thuộc vào độ đậm nhạt của điểm ảnh. Tại những vị trí khác nhau trên trống cảm quang sẽ có điện trở khác nhau. Khi lăn qua dây tích điện sẽ có điện tích khác nhau và hút mực nhiều hay ít tùy thuộc và điểm tích điện khi trống lăn qua hộp mực và tạo lên hình ảnh cần in.

Khi trống lăm qua bề mặt giấy in, nội dung cần in được truyền lên giấy. In laser sử dụng mực dạng bột. Bột mực được nấu chảy khi tờ giấy đi qua trục sấy với nhiệt độ khoảng 260oC và cùng với lực ép của trục sấy mực in nóng chảy sẽ bám chặt lên mặt giấy. In laser màu cũng có nguyên lý như in laser đen trắng, nhưng thay vì 1 hộp mực đen trắng; nó sẽ có thêm các hộp mực màu cơ bản: đen, vàng, magenta và cyan.

VNE-Laser-8132-1640950071

Đặc điểm của in laser

  • Phù hợp với in tại văn phòng
  • Tốc độ nhanh hơn in phun kỹ thuật số
  • In dữ liệu biến đổi
  • Chất lượng in với máy in văn phòng thấp
  • Đối với hệ thống in laser khổ lớn hiện nay. Chi phí đầu tư máy lớn.
  • Chất lượng in kém hơn in offset
  • Phù hợp với in số lượng ít, cần lấy ngay vì từ file thiết kế in thẳng lên giấy
  • In số lượng lớn có chi phí cao

Ở Hà Nội, In Bảo Đức hiện đang là xưởng khắc bao bì sản phẩm tiếng tăm trong ngành. Chúng tôi có nhận khắc cho khách hàng lẻ chỉ từ 1 sản phẩm cho đến những khách hàng khắc với đơn hàng lớn. Tất cả các sản phẩm đều được gia công khắc khép kín, thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật viên kinh nghiệm, đảm bảo khắc đẹp, khắc nhanh, giao hàng đúng hẹn.

Cho nên nếu quý khách hàng có nhu cầu in chai lọ hãy nhấc máy liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ cung cấp sau đây:

In Bảo Đức: Trọn chữ tín – Vẹn chữ tâm

Địa chỉ: Thôn 2 – Song Phương – Hoài Đức – Hà Nội

Hotline: 037.853.3139

Email: inbaoduc.vn@gmail.com

Website: inbaoduc.vn

Fanpage: In Bảo Đức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!